Hà Nội trước thềm thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai. Ảnh: VNN |
"Chỉ số Tây ba lô" là số tiền tối thiểu, đã được quy đổi ra USD mà các du khách phải chi trả cho một chỗ ngả lưng tại một nhà nghỉ tốt và rẻ, 3 bữa ăn trong ngày cùng 3 suất bia giá rẻ, 2 chuyến xe giao thông công cộng và phí vào cửa tham quan một địa danh văn hóa tại một thành phố. Các chỉ số đều dựa vào những dữ liệu được nghiên cứu và tính toán đến tháng 1/2019, có cập nhật tự động tỉ giá hối đoái hàng ngày.
Theo bảng xếp hạng mới nhất của Price of Travel, ngoài thủ đô Hà Nội chiếm "ngôi vương", hai thành phố khác của Việt Nam cũng lọt vào danh sách tốp 10 thành phố có chi phí du lịch rẻ nhất thế giới là TP. Hồ Chí Minh và Hội An (Quảng Nam), với các vị trí lần lượt là thứ 2 và thứ 8.
Đây được coi là tin tốt lành đối với ngành du lịch Việt Nam trước thềm hội nghị thượng đỉnh lần hai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại Hà Nội.
Các chuyên gia đánh giá, tổ chức một sự kiện thu hút đông đảo sự quan tâm, chú ý của truyền thông và dư luận thế giới như vậy sẽ mang tới cho Việt Nam cơ hội tuyệt vời để quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước cũng như thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch trong nước.
Dưới đây là danh sách 10 thành phố có chi phí du lịch rẻ nhất thế giới năm 2019, theo đánh giá xếp hạng mới nhất của trang Price of Travel:
1. Hà Nội, Việt Nam (chi phí du lịch trung bình một ngày: 18,29 USD)
2. TP HCM, Việt Nam (19,47 USD)
3. Viêng Chăn, Lào (19,56 USD)
4. Yangon, Myanmar (19,89 USD)
5. Pokhara, Nepal (20,35 USD)
6. Chiang Mai, Thái Lan (20,65 USD)
7. Granada, Nicaragua (20,90 USD)
8. Hội An, Việt Nam (21,20 USD)
9. Quito, Ecuador (21,90 USD)
10. Phnom Penh, Campuchia (22,23 USD)
Tuấn Anh
" alt=""/>Hà Nội được bình chọn thành phố du lịch rẻ nhất thế giớiCơn ác mộng đối với những người hàng xóm bắt đầu từ năm 2012 khi người đàn ông nói trên nổi hứng chơi nhạc điện tử ầm ĩ suốt ngày đêm. Bất chấp vô số yêu cầu vặn nhỏ âm thanh cũng như các cuộc viếng thăm nhắc nhở của cảnh sát địa phương, tình hình vẫn không được cải thiện.
Năm 2015, 3 người hàng xóm sống trong ngôi nhà liền kề đã đệ đơn kiện người đàn ông gây ô nhiễm tiếng ồn sau gần 3 năm chịu đựng. Họ tuyên bố, tiếng nhạc xập xình liên tục với âm lượng tối đa đã gây cho họ những vấn đề về thể chất và tinh thần.
Kết quả đo mức độ âm thanh được thực hiện trong 5 năm “khủng bố” cho thấy, tiếng nhạc vượt quá 57 decibel vào ban ngày và buổi tối, đạt 56 decibel vào ban đêm, vượt xa ngưỡng 35 decibel luật pháp cho phép. Theo các nguyên đơn, tiếng ồn to đến nỗi các đồ vật trong những ngôi nhà lân cận liên tục rung chuyển.
Một trong những người hàng xóm lớn tuổi tố cáo, tiếng nhạc ầm ĩ đã khiến ông mắc chứng mất ngủ và cần được điều trị bằng thuốc an thần và liệu pháp thôi miên. Trong khi, bệnh Alzheimer của một người hàng xóm khác trở nên tồi tệ hơn vì lo lắng khi phải nghe nhạc điện tử lớn. Tòa xác định, ít nhất từ năm 2012 - 2017, bị cáo cố tình bật nhạc ầm ĩ dù biết rõ hậu quả gây ra cho những người xung quanh.
Cuối cùng, tòa tuyên phạt bị cáo 15 tháng tù giam. Anh ta cũng phải bồi thường cho các nạn nhân 18.000 Euro và nộp phạt 2.160 Euro. Ngoài ra, nhà chức trách cấm anh ta có bất kỳ hành động nghề nghiệp hoặc thương mại nào liên quan đến âm nhạc điện tử trong tương lai.
Cô cho biết, con trai đang theo học các lớp tiếng Anh, toán, viết và taekwondo. Cô nhấn mạnh, những đứa trẻ khác trong cùng khu phố thậm chí “còn học thêm nhiều lớp hơn nữa”.
Một bà mẹ khác có con 3 và 7 tuổi chia sẻ, dù là một người mẹ tận tụy dám từ bỏ công việc để toàn tâm toàn ý nuôi dạy con cái, nhưng cô không khỏi choáng ngợp khi biết nhiều bà mẹ đầu tư hàng triệu won vào việc học thêm cho con, mà Hàn Quốc gọi là "hagwon".
"Nếu tôi cố gắng làm theo các phụ huynh khác, tôi nghĩ mình không thể đảm bảo tài chính cho tuổi già. Tôi đã không nhận ra trẻ em sẽ cần học thêm nhiều như vậy, khi chúng lên lớp. Có lúc, tôi đã hối hận vì nghỉ việc ở nhà”, cô Yoon nói.
Tâm sự của cô Kim và cô Yoon phản ánh thực tế các hộ gia đình Hàn Quốc đang chi một phần đáng kể thu nhập cho việc học thêm của con cái. Theo dữ liệu mới đây của Cơ quan Thống kê Hàn Quốc, người trong khung thu nhập trung bình đã chi 1,14 triệu won (869 USD) hàng tháng cho con trong độ tuổi từ 13 – 18 để học thêm. Con số này chiếm 17,5% thu nhập hàng tháng của họ.
Số tiền chi cho học thêm gần bằng tổng số tiền chi cho thực phẩm và nhà ở, trung bình lần lượt là 636.000 won và 539.000 won.
Các hộ gia đình có thu nhập thấp hơn cũng không ngoại lệ. Những người thuộc nhóm này đã chi trung bình 482.000 won cho học thêm, 481.000 won cho thức ăn, và 356.000 won cho nhà ở.
"Dù phải thắt lưng buộc bụng, nhưng chúng tôi có thể làm gì khác? Tôi muốn cho con mọi thứ”, cô Kim chia sẻ.
Tính theo khu vực, chi tiêu trung bình hàng tháng cho học thêm ở thành phố Seoul là cao nhất với 596.000 won. Tiếp theo là Gyeonggi 446.000 won, Daegu 437.000 won, và Sejong 418.000 won. Tại Seoul, 91,2% học sinh tiểu học tham gia học thêm.